Thực sự nếu bạn biết cách giặt và bảo quản đúng cách, bạn có thể tránh được những phiền phức trên, sử dụng được quần áo dài lâu
Mời bạn xem 1 số hướng dẫn bên dưới để biết thêm thông tin
- Quần áo mới mua về, đặc biệt là quần áo màu sậm, khi mới mua về, bạn nên ngâm quần áo trong một thau nước có pha muối (không quá đặc, cũng không quá loãng). Sau đó vò kỹ và xả lại bằng nước sạch thông thường. Mục đích của việc này là để quần/ áo giữ màu màu rất lâu, những lần giặt sau sẽ không bị ra màu
- Không nên giặt quần/ áo màu đen chung với các quần/ áo màu sáng khác
- Nếu có thể, bạn nên xem kỹ phần hướng dẫn giặt và sử dụng quần áo được đính trên quần/áo. Các thông tin này sẽ khác nhau với từng loại vải khác nhau/ hãng sản xuất khác nhau. Ví dụ như vải cotton nên giặt nóng ở 30 độ C nếu giặt máy/ giặt nước ấm nếu giặt tay, còn vải polyester bạn nên giặt với nước thông thường hoặc nước lạnh
- Tránh cho quần áo bị sờn, đổ lông, trừ quần Jeans, đối với áo thun, bạn nên lộn bề trái khi giặt cũng như khi phơi, như thế sẽ tránh quần áo bị sờn, đổ lông, hoặc phai màu vì tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Nếu có thể, khi giặt máy, hãy sử dụng túi giặt để giặt áo thun
- Tẩy vết cà phê, nước trà trên quần áo: quần áo khi bị đổ nước trà hoặc cà phê vào nếu ta lập tức dùng nước nóng vò giặt ngay thì vết bẩn sẽ hết. Nhưng nếu vết bẩn đã để lâu và khô lại thì cách làm sẽ phức tạp hơn. Ta có thể tham khảo 1 trong những cách sau:
- Không nên giặt quần/ áo màu đen chung với các quần/ áo màu sáng khác
- Nếu có thể, bạn nên xem kỹ phần hướng dẫn giặt và sử dụng quần áo được đính trên quần/áo. Các thông tin này sẽ khác nhau với từng loại vải khác nhau/ hãng sản xuất khác nhau. Ví dụ như vải cotton nên giặt nóng ở 30 độ C nếu giặt máy/ giặt nước ấm nếu giặt tay, còn vải polyester bạn nên giặt với nước thông thường hoặc nước lạnh
- Tránh cho quần áo bị sờn, đổ lông, trừ quần Jeans, đối với áo thun, bạn nên lộn bề trái khi giặt cũng như khi phơi, như thế sẽ tránh quần áo bị sờn, đổ lông, hoặc phai màu vì tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Nếu có thể, khi giặt máy, hãy sử dụng túi giặt để giặt áo thun
- Tẩy vết cà phê, nước trà trên quần áo: quần áo khi bị đổ nước trà hoặc cà phê vào nếu ta lập tức dùng nước nóng vò giặt ngay thì vết bẩn sẽ hết. Nhưng nếu vết bẩn đã để lâu và khô lại thì cách làm sẽ phức tạp hơn. Ta có thể tham khảo 1 trong những cách sau:
- Trộn lòng đỏ trứng với glixerin bôi lên chỗ bị dây bẩn, chờ hơi se se khô, ta lấy nước sạch để giặt vết bẩn sẽ hết.
- Dùng dung dịch amoniac loãng, phèn và nước ẩm lau lên vết bẩn, vết bẩn ố do cà phê hay nước trà sẽ hết. Nếu là hàng len dệt pha không cần phải nhỏ dung dịch amoniac, chỉ dùng dung dịch glixerin 10 % là sạch.
- Tẩy vết rượu trên quần áo: nếu như rượu màu, bia hay các loại rượu khác vừa rớt lên quần áo, dùng nước sạch là có thể giặt sạch. Nếu là vết bẩn đã để lâu ngày, ta phải cho vào nước phèn có pha dung dịch amoniac để tẩy thì vết bẩn mới hết.
- Tẩy vết kẹo cao su (loại thổi bóng như big babol): ta chỉ cần dùng xăng hoặc cồn để tẩy thì có thể sạch.
- Tẩy vết kẹo cao su thường: quần áo bị dính loại kẹo cao su này thường khó giặt sạch, ta chỉ cần cho quần áo bị dính kẹo vào ngăn đá ở tủ lạnh để một lúc, vết kẹo sẽ trở nên giòn, dùng dao nhỏ gột nhẹ, vết kẹo sẽ ra hết.
- Tẩy vết bẩn của kem: ta chỉ cần dùng xăng để tẩy là hết.
- Tẩy vết xì dầu: pha vào nước xà phòng ấm một ít dung dịch amoniac và phèn rồi đem quần áo đi vò, vò một lúc vết bẩn sẽ sạch.
- Tẩy vết dầu động vật, thực vật dính trên quần áo: với những quần áo do dính dầu động vật và thực vật gây nên, ta có thể dùng thuốc đánh răng lau nhẹ vài lần rồi dùng nước sạch để vò, vết bẩn sẽ sạch.
- Tẩy vết kẹo cao su (loại thổi bóng như big babol): ta chỉ cần dùng xăng hoặc cồn để tẩy thì có thể sạch.
- Tẩy vết kẹo cao su thường: quần áo bị dính loại kẹo cao su này thường khó giặt sạch, ta chỉ cần cho quần áo bị dính kẹo vào ngăn đá ở tủ lạnh để một lúc, vết kẹo sẽ trở nên giòn, dùng dao nhỏ gột nhẹ, vết kẹo sẽ ra hết.
- Tẩy vết bẩn của kem: ta chỉ cần dùng xăng để tẩy là hết.
- Tẩy vết xì dầu: pha vào nước xà phòng ấm một ít dung dịch amoniac và phèn rồi đem quần áo đi vò, vò một lúc vết bẩn sẽ sạch.
- Tẩy vết dầu động vật, thực vật dính trên quần áo: với những quần áo do dính dầu động vật và thực vật gây nên, ta có thể dùng thuốc đánh răng lau nhẹ vài lần rồi dùng nước sạch để vò, vết bẩn sẽ sạch.
0 comments:
Post a Comment